Tiêu chuẩn Organic

1. NÔNG NGHỆP HỮU CƠ LÀ  GÌ?

Nông nghiệp hữu cơ là gì? Hiện nay an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu, việc  thực hiện phương thức canh tác Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) trong những năm gần đây được coi  là  giải  pháp. Vậy nông nghiệp hưu cơ là gì?

Theo tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế(IFOAM): Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều  kiện cho sự chuyển hóa  khép kín trong  hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.

Sản xuất nông nghiệphữu cơ yêu cầu không được sử dụng 5 nguồn vật liệu đầu vào cho sản xuất gồm

  1. Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học
  2. Phân bón hóa học,
  3. Chất kích thích tăng trưởng,
  4. Giống biến ổi biến gen
  5. Thuốc diệt cỏ

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Theo IFOAM, Nông nghiệp hữu cơ dựa trên 4 nguyên tắc:

1.Nguyên tắc sức khỏe

Nông nghiệp hữu cơ nên phát triển theo hướng duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và hành tinh như là một thể thống nhất. Nguyên tắc này chỉ ra rằng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái. Sức khỏe là sự nguyên vẹn và sự toàn vẹn của hệ sinh thái bao gồm nhiều yếu tố như: giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sự miễn dịch, khả năng phục hồi tái tạo,liên kết văn hóa xã hội và phúc lợi.

2. Nguyên tắc sinh thái

Nông nghiệp hữu cơ phải được dựa trên hệ sinh thái sống và duy trì trạng thái cân bằng. Nguyên tắc này chỉ ra  sản xuất là dựa trên nguyên lý sinh thái tự nhiên. Nuôi dưỡng và thành quả đạt được thông qua các hệ sinh thái của môi trường sản xuất cụ thể. Nông nghiệp hữu cơ  nên phù hợp với chu kỳ và cân bằng sinh thái trong tự nhiên và tăng cường tái sử dụng để duy trì và cải thiện chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên. Nông nghiệp hữu cơ nên đạt được sự cân bằng sinh thái thông qua việc thiết kế các hệ thống canh tác, thành lập và duy trì môi trường sống đa dạng.

3. Nguyên tắc về sự công bằng

Nông nghiệp hữu cơ nên xây dựng các mối quan hệ để đảm bảo sự công bằng đối với môi trường chung. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên tiến hành các mối quan hệ giữa các bên một cách công bằng ở tất cả các cấp và tất cả các bên – người nông dân, công nhân, bộ vi xử lý, nhà phân phối, thương nhân và người tiêu dùng nhằm cung cấp tất cả mọi người tham gia cuộc sống tốt hơn xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra đói với động thực vật trong hệ sinh thái phải được cung cấp các điều kiện và cơ hội  sống phù hợp với tự nhiên

4. Nguyên tắc chăm sóc

Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và môi trường. Nguyên tắc này chỉ ra rằng việc gia tăng năng suất có thể được thực hiện nhưng không hàm chứa nguy cơ tác động nguy hại đến sức khỏe và hệ sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ nên phòng ngừa rủi ro bằng cách áp dụng công nghệ phù hợp và từ bỏ các phương pháp có rủi ro cao, chẳng hạn như kỹ thuật di truyền. Quyết định phải phản ánh các giá trị và nhu cầu của tất cả những người có thể bị ảnh hưởng, thông qua quá trình minh bạch và có sự tham gia.

LỢI ÍCH CỦA NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ chủ yếu dựa vào luân canh, xen canh và các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ sử dụng phân chuồng đã qua ủ hoai mục, phân xanh, phân vi sinh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại sinh học để canh tác. Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại những lợi ích sau:

– Sản phẩm có hương vị tự nhiên, có chất lượng tốt hơn (hương vị, đặc tính tích lũy), chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người

– An toàn sức khỏe cho con người do sản phẩm tuyệt đối không có dư lượng các chất hóa học, dư lượng các loại có hại cho sức khỏe trong sản phẩm

– Duy trì và bảo toàn độ phì nhiêu của đất

– Đảm bảo sức khỏe người sản xuất nông nghiệp vì không phải tiếp xúc các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học…

– Đa dạng sinh học, tạo cảnh quan thiên nhiên

– Bảo vệ môi trường sinh thái và các loại động vật (chim chóc, ếch nhái, côn trùng v.v…),

– Không có hoocmon và chất kháng sinh trong các sản phẩm động vật,

– Không giống biến đổi gen trong các loại cây trồng

2. CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN HỮU CƠ
Về đa  dạng sinh học: Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.
Về vùng đệm: Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh. Vì thế, mỗi nông dân hữu cơ phải đảm bảo có một khoảng cách thích hợp từ nơi sản xuất rau hữu cơ đến nơi không sản xuất hữu cơ. Khoảng cách này ít nhất là 1 mét được tính từ bờ ruộng đến rìa của tán cây trồng hữu cơ. Nếu nguy cơ ô nhiễm cao thì vùng đệm sẽ phải được tính toán và bổ xung cho rộng hơn.

Nếu nguy cơ ô nhiễm bay theo đường không khí thì sẽ phải trồng một loại cây để ngăn chặn sự bay nhiễm. Loại cây được trồng trong vùng đệm này phải khác với cây trồng hữu cơ. Nếu sự ô nhiễm theo đường nước thì sẽ phải tạo một bờ đất hoặc đào rãnh thoát nước để ngăn cản sự trôi nhiễm.

Về sản xuất song song: Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ (Dù chỉ là vô tình), tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm, chẳng hạn như cùng một lúc sản xuất dưa chuột hữu cơ và dưa chuột thông thường. Có thể được chấp nhận chỉ khi các giống được trồng trên ruộng hữu cơ và ruộng thông thường có thể phân biệt được dễ dàng giữa chúng với nhau. Trường hợp này có thể áp dụng cho các giống khoai tây có màu sắc khác nhau ( màu vàng và màu đỏ) hoặc cho cà chua anh đào (cà chua bi làm salad) với cà chua có kích tthước thông thường.

Chú ý rằng việc lẫn tạp cũng phải được ngăn chặn trong quá trình lưu kho và vận chuyển. Cho nên, sản phẩm hữu cơ sẽ phải được cất trữ và vận chuyển một cách riêng rẽ và được ghi rõ trên nhãn là “Hữu cơ”

Về hạt giống và vật liệu trồng trọt: Lý tưởng nhất là tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ, tuy nhiên hiện đã được xác nhận rằng ở nước ta hiện chưa có hạt giống và cây con hữu cơ để đáp ứng cho người sản xuất hữu cơ. Nếu không sẵn có cả hạt giống thương mại hữu cơ mà cũng không tự sản xuất được thì có thể sử dụng những hạt giống, cây con không bị xử lý hóa chất hoặc xử lý chúng bằng các chất được cho phép sử dụng. Khi mua hạt giống, nông dân phải luôn kiểm tra các dấu hiệu trên bao bì đóng gói xem liệu nó đã được xử lý hay không

Về các vật liệu biến đổi gen: Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng. Vì lý do đó, các vật liệu biến đổi gen (GMOs) không được chấp nhận vì vật liệu gen đưa vào trong một giống nào đó khi được trồng có thể lan truyền qua con đường tạp giao sang các cây hoang dại hoặc các giống không biến đổi gen cùng họ. Hậu quả tiêu cực của trào lưu công nghệ gen này có thể sẽ làm mất đi các giống quý độc nhất vô nhị hoặc các loài hoang dại. Hơn nữa, vẫn còn nhiều thắc mắc về tính an toàn khi ăn các thực phẩm biến đổi gen mà mối quan tâm đặc biệt đối với vấn đề dị ứng thực phẩm. Điều này cũng rất có ý nghĩa quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ bởi một vài loại thực vật biến đổi gen có các đặc tính không thích hợp trong canh tác hữu cơ, như các cây trồng kháng thuốc trừ cỏ hoặc các cây trồng có chứa độc tố từ vi khuẩn. Canh tác hữu cơ không sử dụng thuốc diệt cỏ và việc sử dụng các chất điều chế từ vi khuẩn chỉ được phép sử dụng như là biện pháp cuối cùng nếu các biện pháp phòng ngừa khác không có hiệu quả.

Về các đầu vào hữu cơ: Trong tiêu chuẩn sẽ định hướng những loại đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Chú ý rằng không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có tên gọi “hữu cơ” hay “sinh học” đều được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ bởi chúng có thể vẫn chứa hóa chất hoặc cách thức sản xuất  ra chúng không theo các nguyên tắc hữu cơ (bằng cách sử dụng các chất biến đổi gen GMOs  chẳng hạn). Vì thế, nông dân luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn  trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ

3. CHỨNG NHẬN HỮU CƠ

Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này cũng được phân làm 4 cấp độ:
– 100% organic
– Certified organic: thành phần nguyên liệu ít nhất là 95% organic.
– Made with organic ingredients: thành phần ít nhất 70% nguyên liệu organic.
– Nguyên liệu hữu cơ chiếm ít hơn 70% thành phần của sản phẩm: chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu trên tem nhãn.
Và đương nhiên, thành phần còn lại phải là thực vật được sản xuất tự nhiên hoặc nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên cho phép, hoàn toàn không độc hại.

Tin Liên Quan