THẾ GIỚI
Hơn 500 con cua ẩn sĩ đã chết sau khi bị mắc kẹt trong các mảnh nhựa vỡ ở hai vùng đảo xa xôi, gây mối lo ngại về sự suy giảm loài này trên toàn cầu.
Cua ẩn sĩ (cua ký cư) bị mắc kẹt trong hộp nhựa. Loài này là một phần quan trọng của môi trường nhiệt đới. Ảnh: NHM |
Nghiên cứu cho thấy 508.000 con cua ẩn sĩ đã chết trên quần đảo Cocos (Keeling) ở Ấn Độ Dương, cùng với 61.000 con trên đảo Henderson ở Nam Thái Bình Dương. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mức độ ô nhiễm nhựa cao ở cả hai địa điểm trên.
Các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu biển và Nam cực (Imas) tại Đại học Tasmania, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London và tổ chức khoa học cộng đồng, Dự án Two Hands đã tìm thấy cứ cách 1 m2 lại có 1 đến 2 con cua bị chết do rác thải nhựa.
Họ đã khảo sát các địa điểm trên 4 Quần đảo Cocos và Henderson để tìm các mảnh rác thải nhựa mở và dốc lên trên theo hướng không cho cua chui ra được và đếm số lượng cua bị vướng vào mỗi mảnh nhựa đó. Sau đó, họ ngoại suy kết quả của họ trên 15 hòn đảo khác trong quần đảo Cocos.
Vấn đề càng trầm trọng hơn khi những con cua ẩn sĩ sử dụng mùi của con cua đã chết để lần theo vỏ ốc mới có sẵn, dẫn đến nhiều con cua bị mắc kẹt trong cùng một khu vực. Minh chứng là có 526 con cua được tìm thấy trong cùng một hộp nhựa.
TS Alex Bond, người phụ trách cao cấp tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và là một trong những nhà nghiên cứu báo cáo trên cho biết: Vấn đề thực sự khá ngấm ngầm, bởi vì nó chỉ mất một con cua.
“Cua ẩn sĩ không có vỏ của riêng chúng, điều đó đồng nghĩa với việc khi một trong những đồng loại của chúng chết, chúng sẽ phát ra một tín hiệu hóa học về cơ bản thể hiện có một vỏ đang tồn tại, thu hút nhiều cua hơn… dẫn đến phản ứng dây chuyền khủng khiếp” – TS Alex Bond nhấn mạnh.
Các chuyên gia về động vật hoang dã kêu gọi một cuộc điều tra khẩn cấp về tỷ lệ tử vong của cua ẩn sĩ. Ảnh: NHM |
Cua ẩn sĩ là một phần quan trọng của môi trường nhiệt đới vì chúng phân tán hạt giống và sục khí và bón phân cho đất, vì vậy sự suy giảm của chúng có thể có tác động đáng kể đến các hệ sinh thái xung quanh.
Quần đảo Cocos và đảo Henderson bị ô nhiễm nặng, với số lượng các mảnh vụn rác thải nhựa là 414 triệu và 38 triệu tương ứng trên các bãi biển của chúng và trong thảm thực vật gần đó.
Đánh giá tình trạng nhựa gây thiệt hại trên đất liền chưa được thừa nhận, TS Bond cho biết: “Tại vùng biển, rác thải nhựa vướng víu và bị động vật hoang dã nuốt chửng. Trên đất liền, rác thải nhựa lại giống như một cái bẫy, như chúng ta đã thấy, nhưng cũng có thể là một rào cản vật lý đối với các loài di chuyển trên mặt đất”.
Người đứng đầu Viện nghiên cứu Imas, TS Jennifer Lavers cho biết: “Những kết quả này gây sốc nhưng có lẽ không đáng ngạc nhiên, bởi vì những bãi biển và thảm thực vật rìa chúng thường được nhiều loài động vật hoang dã lui tới”.
Không thể tránh khỏi những sinh vật này sẽ tương tác và bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên cung cấp dữ liệu định lượng về các tác động đó.
Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện của họ cho thấy sự cần thiết phải điều tra khẩn cấp về số lượng lớn cua ẩn sĩ chết trên toàn thế giới.