- Đánh giá môi trường là là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
- ĐTM là thủ tục pháp lý bắt buộc phải thực hiện trước khi các dự án được triển khai, xây dựng trong thực tiễn. ĐTM là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát sự cam kết và tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.
- Đối tượng phải thực hiện ĐTM theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP bao gồm: Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại; Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển; Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF); Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học; Nhuộm (vải, sợi), giặt mài; Thuộc da; Lọc hóa dầu; Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân; Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất; Sản xuất pin, ắc quy; Sản xuất clinker; Chế biến mủ cao su; Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp; Chế biến mía đường; Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm; Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
- ĐTM giúp các tổ chức nhận diện, dự báo được các vấn đề môi trường và các rủi ro môi trường từ quá trình triển khai dự án; Từ đó, giúp Tổ chức đưa ra các kế hoạch, chương trình môi trường nhằm phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu tác động tới môi trường, sinh thải và sức khỏe con người với sự phù hợp về mặt quản lý, công nghệ và chi phí một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, thực hiện ĐTM giúp khách hàng, các cơ quan hữu quan, đối tác ghi nhận sự cam kết và trách nghiệm của Tổ chức đối với môi trường, cộng đồng và sự phát triển bền vững.